Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

Kinh nghiệm trồng cây thủy sinh của Ông Amano

Dưới đây là một số kinh nghiệm cách trồng cây thủy sinh cho đẹp và cây phát triển xin được chia sẻ với các bạn.

        Về cơ bản trồng cây thủy sinh và trồng cây trên đất có khác biệt nhau, nó không giống như những gì bạn đã biết. Cây sống trên đất có thể mọc lên được trên sỏi, sống nhờ vào nước và 0.03 % Co2 trong không khí và sẽ quang hợp khi có ánh sáng, còn nếu nói về cá kiểng thì đơn giản là nếu được cho ăn đầy đủ và đúng cách thì cá sẽ phát triển tốt.
        

     Nhưng trong môi trường hồ thủy sinh, cây thủy sinh phải sống chung với cá và nó sẽ tạo cho hồ có được môi trừơng sống như trong tự nhiên, dẫn đến kết qủa là sẽ làm cho cây và cá phát triển đẹp. Điều cần phải ghi nhớ là hồ thủy sinh có diện tích hạn hẹp và môi trường trong hồ toàn là hoàn toàn giả tạo vì vậy không được phép có sai sót trong việc trồng và chăm sóc cây thủy sinh, để có được 1 hồ thủy sinh đẹp và cây thủy sinh sống được lâu dài ta cần có một số hiểu biết về những điều cơ bản sau đây:

        Làm giàu Co 2
        Mọi người đều biết rằng cây xanh phải cần phải có Co2, nếu không cây cối sẽ không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng, cây cỏ hấp thụ khí Co2 từ không khí và nước, Co2 trong nước là thành phần quan trọng không thể thiếu trong hồ thủy sinh, lượng Co2 mà cá thải ra thông qua hô hấp có giới hạn và nhanh chóng được hấp thụ bởi cây thủy sinh, đây là lý do vì sao nước có lượng pH cao (trở thành kiềm), vì vậy, việc cung cấp đủ lượng Co2 cho hệ sinh thái của hồ thủy sinh là rất cần thiết..

        Việc duy trì sự cân bằng của tự nhiên giữa những yêu cầu từ cây và cá cần có những thiết bị đặc biệt khác nhau giúp bơm Co2 vào hồ thủy sinh, nếu hồ thủy sinh quá lớn thì việc điều khiển việc phân hóa độ pH là cần thiết cho việc đảm bảo hồ thủy sinh không bị thiếu Co2, nếu cây không phát triển chúng sẽ không cần có Co2.

        Có một cách đơn giản để biết cây có quang hợp hay không? Quan sát cây 1-2 giờ sau khi bơm Co2 vào trong hồ của bạn, sẽ có những bong bóng không khí nhỏ đọng trên lá cây, đó là dấu hiệu cho thấy có sự quang hợp diễn ra, nếu không thì lượng Co2 trong bể sẽ tăng và cần phải thay đổi ánh sáng và máy lọc nước.

        Lượng Co2 trong nước có thể đo bằng độ pH, nếu độ pH thấp hơn mức độ trung tính là 7, có nghĩa là đã dư Co2 trong nước và nước sẽ trỡ thành acid, nếu pH tăng cao hơn 7, có nghĩa là thiếu Co2 và nước sẽ thành kiềm.

        Điều khiển việc phân hóa pH hoạt động dựa trên nguyên lý này, nhưng quan trọng cần phải nhớ đó là mối quan hệ thuận nghịch, hãy nghĩ rằng pH và Co2 là hai thứ giống như nhau có thể giải quyết vấn đề.
Ví dụ: nếu có một lượng lớn vi sinh sống nhờ vào lớp đất nền cũ hoặc máy lọc nước cũ thì lượng pH sẽ giảm, sự hô hấp của vi sinh hay phân đạm sẽ tạo ra sư phân hủy dung dịch ammonia, nếu nguyên nhân gây ra việc giảm độ pH trong môi truờng nước là do việc hô hấp của vi sinh thì sẽ tốt cho việc tăng lượng Co2, nhưng nếu nguyên do là từ việc tăng cao của nitrates tốt hơn hết là cho thêm nước vào hồ thủy sinh.

        Đó là lý do tại sao phải tăng thêm lượng Co2 trong giai đoạn đầu cho hồ thủy sinh, trong hồ cũ có nhiều vi sinh vật, cây có thể sống với lượng Co2 được tạo ra bởi vi khuẩn, nhưng trường hợp này cũng còn tùy thuộc vào loại và số lượng của cây trong hồ.

        Để biết được lượng Co2 mà cây tổng hợp được, hãy so sánh độ pH đo được vào buổi sáng và buổi tối, độ pH sẽ thấp hơn vào buổi sáng, sau một đêm cá hấp thu Oxy và thải ra Co2, độ pH trong môi trường nước sẽ cao hơn vào buổi chiều (trước khi đèn tắt) sau một ngày cây đã hấp thu Co2 và thải ra Oxy, sự khác biệt lớn giữa 2 quá trình này là việc tổng hợp Co2 nhiều hơn và làm cho cây khoẻ hơn.

        Hàng ngày, độ pH sẽ giảm xuống mà không phụ thuộc vào việc hấp thụ được bao nhiêu, cây cỏ có thể tiếp tục quang hợp, độ pH chuẩn là 6,8 nhưng thường nó ở mức 7,5 trong suốt cả ngày và sẽ không gây độc hại đến cây hoặc cá. Nguy cơ độc hại thường là xuất phát từ việc dùng chất hóa học để giảm độ pH, Potassium carbonate là chất thường được dùng để làm tăng độ pH nhưng hóa học lại làm cho nó giảm xuống vì vậy không nên dùng.


        Quá trinh lọc chất lỏng
        Những máy lọc nước trong hồ thủy sinh khác nhau về hình thức và chức năng. Ví dụ như: máy lọc treo (lọc thác), máy lọc đáy (lọc dưới nền) loại lọc này dùng lớp cát nền như là của máy lọc và loại máy lọc ngoài (máy lọc này được đặt bên ngoài hồ thủy sinh).

        Máy lọc ngòai(External canister fillter)

        Qúa trình quang hợp dưới ánh sáng cây sẽ hấp thụ khí Co2 sản sinh ra Oxy cần thiết cho cá và động vật không xương như ốc, tép... sinh sống trong môi truờng hồ thuỷ sinh và làm cho nguồn nước tự nhiên được trong lành hơn. Điều đó cho thấy cây cỏ sẽ hấp thụ khí độc ammonia và nitrogen từ cá và các loại động vật không xương sống thải ra và đây cũng chính là lý do mà tôi luôn cảnh báo rằng "Nếu cây khỏe mạnh thì cá cũng sẽ khỏe mạnh".

        Máy lọc nước cần đáp ứng ba yêu cầu cơ bản cần thiết cho cây là nước, ánh sáng và carbon dioxide. Cây thủy sinh phụ thuộc vào nước để sống, những cây thủy sinh tốt mà bạn trồng trong môi trường nghèo chất dinh dưỡng, trong khi nước có nhiều chất dinh dưỡng hơn, thì nhưng cây có đời sống cấp thấp hơn như rêu, tảo sẽ bắt đầu phát triển và lấn áp cây thủy sinh của bạn. Ngay cả máy lọc nước tốt nhất cũng không thể làm trong sạch nguồn nước và loại trừ được chuyện này, vấn đề này buộc các bạn sẽ phải thay nước cho hồ theo lịch trình.

        Nếu máy lọc nước của bạn không đủ công suất lọc và hồ không được thay nước thuờng xuyên có thể sẽ tạo ra rêu xâm chiếm hồ thủy sinh của bạn, cá trong bể cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu máy lọc của bạn không được làm vệ sinh thường xuyên. Những loại vi sinh trong máy lọc nước đã được làm vệ sinh đúng cách và thường xuyên sẽ phá hủy rêu, giảm thiểu sự tồn tại và phát triển của rêu trong hồ.

        Liên quan đến yếu tố ánh sáng, nắp hay phần nhô ra của máy lọc treo trên hồ sẽ gây ra sự bất lợi khi chúng che mất một phần nguồn sáng mà cây cỏ cần, ta cần quan tâm để ánh sáng phải được cung cấp đầy đủ.

        Cuối cùng sẽ thảo luận về Co2, giống như ta nạp ga vào chai SODA, khi mở nắp chai khí Co2 sẽ bốc hơi vào không khí làm cho soda bị sủi bọt, khi Co2 bốc hơi hết soda sẽ không còn sủi bọt nữa.

        Tương tự như không khí trong máy lọc, ống nước và nước đi qua máy lọc được bơm trở lại hồ thông qua các lọc nước có thể làm cho nước tiếp xúc trực tiếp với không khí và làm cho Co 2 trong nước bị mất đi. Nước có khả năng hấp thu Co2 gấp 70 lần so với không khí nhưng nó cũng thải Co2 ra một cách dễ dàng hơn.

        Loại máy lọc nước có thể đáp ứng được cho cả 3 nhu cầu (làm sạch nước, không che nguồn ánh sáng, không làm Co2 tan trong không khí ) là một trong những thiết kế đặc biệt để cây thủy sinh phát triển đó là loại Máy lọc ngoài (canister power filter) có công suất mạnh và ta nên lắp đặt ống dẫn nước ra phải để thấp hơn mặt nước hồ một chút và lưu ý là đừng bao giờ để cho nước phun vào hồ như vòi sen.

        Phương pháp dùng sỏi từ lớp nền đáy hồ để làm lọc cũng có một vài ảnh hưởng, đầu tiên, là lớp phân hóa học bên dưới nền sẽ không thể sử dụng lại được, thứ hai là khi lớp sỏi đã bắt đầu cũ, nó sẽ không làm chất liệu lọc được nữa và cuối cùng khi cây lớn lên rễ của nó sẽ ngăn dòng chảy của nước thấm qua lớp đất nền và phương pháp này chỉ tốt cho hồ thủy sinh trong giai đoạn đầu, vì sẽ đem Oxy trong nước trực tiếp đến rễ cây tạo ra nhiệt độ cân bằng giữa lớp nền và nước, mặc dù việc này giúp cho cây phát triển tốt trong thời gian đầu, nhưng thực tế nó sẽ làm cho hồ thủy sinh bị ảnh hưởng đến việc phát triển của cây giai đoạn sau và hơn nữa phương pháp sử dụng lọc đáy không thể sử dụng cho những người muốn thay đổi bố cục hồ thủy sinh một cách thường xuyên.

        Quá trình lọc Tự nhiên và Hóa học:
Bình lọc có thể phân ra được 2 loại: lọc tự nhiên và lọc sinh học. Bình lọc tự nhiên dùng than hoạt tính để chuyển hoá Ammonia & Nitrogen từ nước, còn lọc sinh học thông thường thì dùng vi sinh vật để chuyển Ammonia & Nitrogen biến thành nitrates ít hại thông qua chu trình oxy hoá, cả 2 phương pháp này đều có lợi điểm và được sử dụng một cách đồng thời.

        Khi mới thiết lập hồ cho đến lúc vi sinh đã phát triển tối đa trong vật liệu lọc, quá trình lọc tự nhiên với than hoạt tính có thể làm giảm luợng vi sinh, nhưng nếu chỉ dùng than họat tính bỏ vào trong bình lọc, có nhiều mẩu lớn của chất thải khiến vật liệu lọc sẽ không lọc được, nhưng sau một thời gian vi sinh sẽ hoà vào quá trình lọc tự nhiên 100% và than hoạt tính sẽ bị mất khả năng lọc của nó chỉ sau một hay hai tuần nhưng trong thời gian đó ảnh hưởng của vi sinh vật sẽ làm cho than trở thành vật liệu lọc sinh học tốt hơn.

        Chúng ta cũng cần biết thời gian của sự thay đổi từ lọc tự nhiên sang lọc sinh học, than lọc sẽ không thể thay đổi ngay lập tức để chuyển đổi thành lọc sinh học, vì vi sinh vật trong vật liệu lọc đáy chưa phát triển đủ mạnh để có khả năng lọc sinh học trong thời gian đầu và trong thời gian chờ đợi sự cân bằng giữa lọc tự nhiên và lọc sinh học chuyện gì có thể xảy ra? Cá có thể bị chết và rêu sẽ đâm chồi; vi sinh vật trong cả hai môi trường bắt đầu phát huy tác dụng trong lọc nước vào thời điểm này để tạo ra một lượng vi sinh vật cần thiết, do đó, than cũ có thể tiếp tục được sử dụng như là vật liệu để lọc cho lọc sinh học.

        Một bất lợi khác của than là nó là một vật liệu lọc rất tốt và cần thiết để làm sạch nuớc nhưng nó cũng là nguyên nhân làm cho ống nước bị tắc nghẽn, vì vậy phải thường xuyên kiểm tra và thay thế bằng vật liệu đúng kích cỡ và loại vật liệu đó phải phù hợp cho sự phát triển của vi sinh vật.

        Nguyên tắc thay vật liệu lọc không khó và nhanh chóng nhưng quyết định chính xác thời gian thay thế mới là khó. Tóm lại, than hoạt tính nên được thay thế đúng lúc vào lần thứ nhất hay lần thứ thứ hai khi ống nước bị tắc, hơn nữa nếu muốn làm vệ sinh hoặc thay than mới ta không nên làm sạch vật liệu lọc phần dưới đáy cho đến khi tất cả máy lọc đã chuyển sang thành lọc sinh học.

        Quá trình lọc Hóa học sẽ không quá cường điệu khi ta nói rằng hồ thủy sinh phụ thuộc rất nhiều vào quá trình lọc của lọc sinh học, khi vi sinh vật phát triển mạnh, nước sẽ sạch và không làm phát sinh tảo (rêu).

        Sự phản ứng hóa hoc biểu hiện quá trình oxy hóa bỡi vi sinh vật biến đổi Ammonia từ dạng độc hại sang dạng không độc hại: NH3 > NO2, NO3, vi sinh vật sẽ biến đổi NH3 thành NO2 được gọi là Nitrosomonas và NO3 là Nitrobacter. Nghiên cứu cho thấy việc duy trì nitrate khoảng 70 lần sẽ ít độc hai hơn nitrite, nhưng nếu chúng được tích lũy nhiều trong nước nó có thể gây độc hại cho môi truờng của hồ thủy sinh, vì vậy cần phải thay nước trong hồ định kỳ ngay cả khi chúng ta thừờng xuyên dùng máy lọc nước, hy vọng rằng loại máy lọc nước có khả năng cung cấp nitrates có thể sẽ xuất hiện về sau này.

        Để kiểm tra độ nitrate và nitrite trong nước, có cách tính tương tự là đo mét và phương pháp hóa học, cách thứ 2 sẽ tốt hơn nhưng có thế tốn chi phí hơn, cách tốt nhất để biết được độ nitrates là xem xét thông qua độ pH, khi nitrates tăng thì độ pH sẽ giảm và nguợc lại độ pH sẽ tăng khi nitrates giảm, (ví dụ: nếu độ pH 5.0 cho thấy nitrate bão hoà trong môi trường nước nhiều).

        Độ pH của môi trường nuớc trong hồ thủy sinh sẽ bị ảnh hượng bởi hai yếu tố:
        •    Yếu tố thứ nhất là nitrates hay còn gọi là acids.
        •    Yếu tố thứ hai là khi vi sinh vật bị oxy hóa chúng sẽ hấp thu Oxygen và thải ra Co2.

        Tương tự, như cách đo mức độ ô nhiễm ở sông ngòi cũng được biểu hiện như một biểu đồ gọi là B.O.D. (nhu cầu sinh hóa học Oxygen), biểu đồ này cho thấy lượng Oxygen được sử dụng bởi vi sinh, từ đó có thể biểu thị độ tăng các tạp chất hữu cơ trên sông ngòi.


Source: Aquarium Bird Vietnam


3 nhận xét:

Unknown nói...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Unknown nói...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Unknown nói...

Cỏ Thủy Sinh ai cũng có thể làm hồ thủy sinh cho riêng mình

Đăng nhận xét