Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

ADA IAPLC 2010 winners' photo

ADA International Aquatic Plants Layout Contest 2010 winners' photo
Lời nói đầu :
International Aquatic Plant Layout Contest đã bắt đầu tổ chức từ đầu thế kỷ 21 , cuộc thi năm 2010 này đánh dấu sự kiện lần thứ 10 . Đầu tiên chúng tôi muốn nói lời cám ơn đến tất cả những người đã tham gia cuộc thi trong lịch sử 10 năm qua . Số lượng người dự thi và quốc gia tham dự ngày càng gia tăng ổn định và chúng ta có con số kỷ lục cao nhất trong năm nay . Điều đó phản ánh thực tế số lượng người hâm mộ thủy sinh trên toàn cầu đã gia tăng . Nhưng tôi thành thật xin lỗi vì nhận thấy rất nhiều những layout thiếu sự độc đáo từ nhiều người tham dự , ngược lại cũng nhiều người có kỹ thuật bố trí rất cao . Có một số layout với ý tưởng tuyệt vời đã được chọn vào top cao năm nay thật đáng tiếc đã không có nhiều sự gắn kết của cá với bố cục . Tôi mong muốn được thấy nhiều bài dự thi làm bất ngờ các giám khảo trong cuộc thi năm tới . Tôi hy vọng cuộc thi đó sẽ là một giai đoạn phát triển hơn nữa cách trình diễn thiết kế bố cục hồ thủy sinh trên khắp thế giới .
- Amano -

1. Pavel Bautin - Russia
Grand Prize
Title: Forest Scent
Aquarium Tank: W150×D50×H60(cm)
Aquatic Plants:
Eleocharis acicularis, Fantinalis antipyretica, Glossostigma elatinoides, Hemiantus caritrichoides ”Cuba”, Hemianthus micranthemoides, Hydrocotile leucocephala, Micranthemum umbrosum, Microsorium pteropus, Myriophillum elatinoides, Myriophillum matogrossense(Green), Myriophillum pinnatum, Rotala nanjean, Rotala rotundifolia(Green)
Fish & Invertebrates:
Boraras maculata, Caridina japonica, Neocaridina denticulate
Evaluation:

Năm nay người Nga chiến thắng giải thưởng lớn với một hình ảnh sáng tạo về rừng . Bốn giám khảo đã chọn thiết kế này là bố cục tốt nhất của cuộc thi . Tác giả kết hợp các cành cây thẳng có kích thước khác nhau thể hiện cảm xúc về rừng trong một hồ kính dài 150 cm. Miriophyllums ở phía sau đã khép lá do chu kỳ sinh học chứng tỏ hình ảnh có thể đã được thực hiện trong buổi tối, điều đó đóng vai trò tích cực trong trường hợp này , nó gợi lại hình ảnh những cụm cây lá kim. Đáng tiếc là không tìm thấy bất kỳ cá gì trong đó , dù sao cảm giác đặc trưng của rừng đã được tái tạo khéo léo , ý tưởng của người sáng tạo đã được đánh giá cao

Có bốn giám khảo bình chọn là đẹp nhất ( mỗi giám khảo thưởng 10 điểm )
Giám khảo Daniel Knop ( Đức ):
Nó rõ ràng là cảnh sắc thiên nhiên trong một khu rừng . Phải thừa nhận lập luận cho rằng đây không phải là sự bắt chước đáng mong muốn một môi trường sống phi thủy sinh trong hồ kính , nhưng miễn là các động vật được lưu giữ trong hồ -đặc biệt là các động vật có xương sống kể cả cá - không cần phải quá chú trọng tính từ khi nhu cầu môi trường của chúng có sự ổn thỏa .Tôi thấy không cần phải hạn chế sáng tạo người chơi thủy sinh phải sao chép một môi trường đặc thù thủy sinh .Trong bể này, người chơi đã phát triển một bức họa sống của một khu rừng trên mặt đất - một tác phẩm đẹp.
Giám khảo Kryztol Stefko ( Balan ):
Tên của các phẩm tạo cho bạn cảm giác có thể ngửi thấy được mùi hương . Sự hoàn hảo nổi bật đáng chú ý trong chớp mắt . Với cái nhìn lâu hơn , bạn sẽ nhận thấy chi tiết định hướng của tác giả . Các thân cây không đồng đều, thân cây còn phủ đầy vỏ , chúng được lựa chọn để tạo nên một ấn tượng về chiều sâu đáng kể. Cây trồng bên dưới nền là một kiệt tác . Thảm trân châu Nhật tuyệt vời như tái hiện lại khu rừng với những cành già cỗi rơi rãi rác một cách ngẫu nhiên . Toàn bộ công trình hài hòa và tĩnh lặng một cách ngạc nhiên .
Giám khảo Sergei M Kochetov ( Nga ):
Cảnh quan này tái tạo hình ảnh rừng cây rậm rạp đẹp như tranh vẽ , ở trung cảnh và hậu cảnh cũng như những điểm mấp mô ở tiền cảnh đều đẹp .Cần lưu ý rằng một số cây có màu xanh lá bố trí theo chiều dọc của các khe trống đã tạo nên sự quyến rũ .
Giám khảo Friedrich Blitter ( Đức ):
Nghệ thuật đã tiến thêm một số bước : những mảnh gỗ vụn ở tiền cảnh , sự đồng dạng duy nhất của các thân cây , chúng nhắc nhở tôi về những cành cây già gãy rụng trên mặt đất đã được phủ qua bằng thảm thực vật. Sự lựa chọn và sắp xếp cây trồng có chủ định tốt . Cây tăng trưởng chậm và không đồng nhất . Cây thân đốt được sử dụng chủ yếu ở hậu cảnh để mô phỏng những cây thông non . Trong thiết lập này, các thân cây khác nhau đã được sử dụng và sắp xếp để nhấn mạnh chiều sâu của bố cuc . Công việc này giống như một bức ảnh chụp đã được thực hiện bên trong một khu rừng tiêu biểu cho Bắc bán cầu .


2. Zhang Jian Feng - Macau
Gold Prize
Title: Loess plateau
Aquarium Size: W90×D45×H45(cm)
Aquatic Plants:
Rotala nanjean
Riccardia chamedryfolia
Fish & Invertebrates:
Trigonostigma espei
Caridina japonica
Evaluation:

Macau đoạt giải Vàng với một bố cục có tác động màu sắc mạnh mẽ. Chamedryfolia Riccardia được cài trên mặt đá đỏ đã thu hút sự chú ý của người xem . Mr Jiang chỉ sử dụng loại đá bàn đồng nhất để thể hiện một cao nguyên. Nhưng tất cả những tảng đá được xếp ở độ cao tương đồng là điều đáng tiếc khiến bố cục thiếu mạnh mẽ và kém cảm giác tự nhiên. Chủ đề cao nguyên Hoàng thổ có thể sẽ còn thành công hơn nếu được bố trí để thể hiện được một phong cảnh rộng lớn hơn của cao nguyên.


Bố cục này được một giám khảo nữ Trung quốc bình chọn là bố cục đẹp nhất cuộc thi .
Giám khảo Ms . Wang Defeng ( China ):
Tôi đánh giá cao đây là bố cục tốt nhất do thành phần bố trí rất sáng tạo, thiết kế khéo léo và cân bằng màu sắc tuyệt vời. Việc lựa chọn cây thủy sinh và sự sắp xếp chúng cũng rất tuyệt vời , bố cục có chiều sâu và quan điểm cũng rất hiện đại . Điểm quan trọng nhất của bể này là chủ đề Cao nguyên Hoàng Thổ : sự khao khát màu xanh của cỏ cây ở vùng cao nguyên này . Thật tuyệt diệu được nhìn thấy những chủ đề hiện đại trong một không gian giới hạn của hồ kính . Đây là bố cục tạo tác động rất lớn và để lại ấn tượng sâu sắc với tôi .
Cao nguyên Hoàng thổ thuôc vùng trung lưu sông Hoàng hà ( Huang He ) ở Trung quốc . Tác giả thể hiện địa hình phẳng như những mặt cắt phẳng phiu lan rộng dọc bờ sông bằng những khối đá hình dáng độc đáo . Tác giả cũng đã sắp xếp và phối hợp đá với cát trang trí rất tốt và tạo ra cảm giác con sông dài , với hai bờ gặp nhau tại một điểm xa xôi ở nơi đã khuất tầm nhìn .
Cũng giống như tác phẩm đoạt giải thưởng lớn , nhiều và nhiều bố cục đã chọn chủ đề thể hiện là những khung cảnh trên mặt đất trong cuôc thi này .






3. Xuan Thuy Nguyen Thi - Vietnam
Silver Prize
Title: Colour of life
Aquarium Size: W120×D45×H40(cm)
Aquatic Plants:
Glossostigma elatinoides, Hemianthus micranthemoides, Limnophila sp. Vietnam, Marsilea hirsuta
Rotala rotundifolia sp., Rotala sp. red, Echinodorus tenellus, Vesicularia sp.
Fish & Invertebrates:
Paracheirodon axelrodi, Otocinclus, Caridina japonica
Evaluation: Giải bạc thuộc về Việt Nam, tác giả đã thể hiện cao kỹ năng sắp xếp đá và phối hợp hài hòa với thực vật . Tất cả đá đều có cùng kết cấu đồng nhất tạo nên cảm giác tốt . Kỹ thuật cắt tỉa cây cũng rất đáng chú ý. Tuy nhiên chúng ta chưa thấy nhiều cảm giác tự nhiên trong bố trí dù các yếu tố đã được thực hiện rất tỉ mỉ , cát trắng trang trí ở trung tâm còn có vẻ nhân tạo . Cá cũng chưa thực sự hòa hợp với bố cục . Tất cả những điểm đó có thể đã làm giảm thấp điểm đánh giá của bố cục .


Không có giám khảo nào lựa chọn cách bố trí này là tốt nhất. Nhưng thực tế cho thấy cách bố trí này được điểm cao trung bình từ các giám khảo và được xếp hạng 3 mà không có điểm thưởng thêm. Việt nam ở cuộc thi năm ngoái nhận được giải thưởng lớn. Giải Bạc năm nay của Việt Nam khẳng định khả năng của họ bằng kỹ năng bố cục tốt . Giám khảo người Hàn quốc và giám khảo Mỹ đã chấm điểm số cao cho bố cục này .
Giám khảo Han Seong Soo ( Hàn quốc ):
Khối đá lớn ở phần trung tâm tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ. Mặc dù đây không phải là một bố trí Iwagumi điển hình nhưng lựa chọn và bố trí đá được thực hiện rất tốt. Lựa chọn cây thủy sinh loại phổ biến, tác giả đã thực hiện một sự cân bằng vẻ cứng của đá bằng cách cắt tỉa mềm mại cây thủy sinh rất cẩn thận . Cân bằng sắp xếp màu sắc của toàn bộ bố cục khá độc đáo và tôi có một ấn tượng là tất cả các thành phần đã tạo nên cảm giác không gian xinh đẹp , bố cục này tạo cho chúng ta một tâm trạng thật bình yên .
Giám khảo Karen Randall ( Mỹ ):
Trong khi nó không phải là đặc biệt sáng tạo, nhưng tác giả đã sử dụng đá có vẻ đẹp bất thường , có sự mềm mại, những nếp gấp và gợn sóng . Sự lựa chọn thực vật ở phía tiền cảnh và ở trung cảnh có lá nhỏ , màu xanh lá tươi sáng tôn vinh sức mạnh và sự vĩnh cửu của những khối đá. Cây trồng đã có đủ thời gian phát triển hoàn toàn xung quanh đá mà không che khuất nó tạo ra một cảm giác thật tự nhiên. Tôi thích cách người thực hiện đã sử dụng cát trang trí , một lần nữa bắt tôi hướng ánh mắt vào bố cục . Điều này làm cho cái nhìn ít cứng nhắc về bố cục mà tôi thực sự đánh giá cao .

4. Yutaka Kanno - Japan
Silver Prize
Title: The view
Aquarium Size: W120×D45×H45(cm)
Aquatic Plants:
Fontinalis antipyretica, Vesicularia sp., Amblystegiaceae sp.(from São Paulo)
Fish & Invertebrates:
Paracheirodon simulans, Caridina japonica, Neocaridina denticulata
Evaluation: Một giải Bạc dành cho người Nhật . Bố cục này trông như một tác phẩm nghệ thuật hiện đại thể hiện không gian trong các hang động với sự sắp xếp lũa rất tinh tế . Một vài loại rêu rũ được sử dụng, nhưng điều đó mang lại cảm giác hơi đơn điệu . Bố cục này có thể gây được xúc cảm khác hoàn toàn nếu tác giả chọn lựa thể hiện hình ảnh một thế giới khác bằng cách sử dụng thêm thực vật màu đỏ xung quanh miệng hang động. Nó có thể tạo ra một hiệu ứng hình ảnh như chúng ta ngồi trong hang động nhìn ra một thế giới khác bên ngoài


Nhận xét chung từ Ban giám khảo :
Bố cục này có thành phần rất đơn giản nhưng cần có một trình độ phối trí rất cao để được đánh giá công nhận . Khả năng sáng tạo đã làm cho gỗ lũa trở nên xinh đẹp một cách kiểu mẫu . Trong cuộc thi năm nay chúng tôi không thấy nhiều bố cục có thành phần đơn giản . Có thể đó là lý do bố cục này tạo ấn tượng lớn cho các Giám khảo .
The View đã được xếp hạng 4 và hai giám khảo bình chọn là bố cục đẹp nhất : Mr Johnson Wai ( Hongkong ) và Pawel Szewczak ( Balan )
Giám khảo Mr Johnson Wai ( Hongkong ) :
Năm nay tôi lựa chọn The View là bố cục đẹp nhất trong số khoảng 100 bố cục nổi trội . Bố cục này thể hiện sự tưởng tượng rất thông minh . Người sáng tạo chỉ sử dụng hai thành phần chính là gỗ lũa và rêu . Nhưng tôi thật sự không cảm thấy một chút hạn chế nào về công việc được thực hiện . Ngược lại , từ cách bố trí này tôi cảm thấy cảm giác cuộc sống tràn đầy yên bình trong tĩnh lặng . Kỹ năng bố trí ánh sáng rất tốt , giữ bóng tối ở hai bên và sáng rực rỡ ở trung tâm . Thật hoàn hảo !
Giám khảo Pawel Szewczak ( Balan ):
Nghệ thuật sắp xếp đã trực tiếp gợi cho tôi khái niệm " tầm nhìn " . Nó tạo hiệu ứng như mắt tôi đang nhìn từ trong ra ngoài hộp sọ . Bên cạnh đó còn có cảm giác những về những rễ cây phát triển trong nước . Đánh giá của tôi có thể được xem là gây tranh cãi nhưng đó chính là cảm giác ngay ban đầu . Vẻ tự nhiên của nó đã là một bằng chứng về khả năng nhạy bén nghệ thuật của tác giả . Cách sắp xếp rất nguyên bản , cô đọng và có định hướng một cách chi tiết . Nó đã phá vỡ các quy tắc và thói quen thiết kế bể thủy sinh trước đây . Ánh sáng bố trí hoàn hảo làm tăng chiều sâu và thêm ảo giác . Bầy cá bơi tập trung ở vị trí tuyệt vời làm bức ảnh tăng thêm sự sinh động . Số lượng cá được lựa chọn như vậy cũng làm cho cảm giác không gian to lớn hơn . Ngay cái nhìn thoáng qua , tác phẩm này đã gây cho tôi ấn tượng thật sự .

5. Zeng Qing Jun - China
Bronze Prize
Title: Karst
Aquarium Size: W150×D60×H60(cm)
Aquatic Plants:
Fontinalis antipyretica, Pogostemon helferi, Glossostigma elatinoides
Fish & Invertebrates:
Paracheirodon axelrodi
Evaluation: Một giải đồng thuộc về Trung Quốc. Tác giả đã dùng đá sắc xảo - độc đáo để thể hiện cảnh quan nổi tiếng Karst Gullin . Rêu bám vào những tảng đá trông thật tự nhiên nhưng cây ở tiền cành không đủ xinh xắn . Nhiều loại cây có lá khác biệt nhau được trồng với số lượng nhỏ nên có cảm giác thiếu liền mạch . Những loại cây này dường như chỉ được trồng mà không phát triển được cho thấy bố trí này có thể trở nên khó kiểm soát để tất cả những loại cây phát triển đầy đủ. Kích thước sạn sỏi ở tiền cảnh dường như quá lớn tạo một ấn tượng khó chịu cho bố cục .


Nhận xét chung từ Ban giám khảo :
Karst đã được xếp hạng 5 trong cuộc thi năm nay, cũng tương tự như hạng 3 không có Giám khảo lựa chọn bố cục này là tốt nhất , nhưng thực tế đã được xếp hạng 5 mà không có điểm bổ sung thêm , điều đó cho thấy cách bố trí này đạt được điểm trung bình cao từ ban giám khảo. Bố trí này đã không được điểm cao trong các tiêu chí đánh giá về sự sáng tạo và sự hài hòa của cá với bố cục . Những khối đá trong bày trí này thường được sử dụng bởi các ứng viên từ Trung Quốc và Hongkong , điều chắc chắn là những giám khảo không tìm thấy nhiều sự độc đáo đã quyết định khấu trừ điểm trong tiêu chí sáng tạo. Chúng tôi thấy nhiều Giám khảo châu Âu đã cho nhận xét khá khắc nghiệt trên bố trí này, trong khi các giám khảo châu Á và Mỹ lại cho điểm cao .Trong số các giám khảo đánh giá cao cách bố trí này, chúng tôi giới thiệu nhận xét của ông David Boruchowizt.
Nhận xét của ông David Boruchowizt (Mỹ):
Điểm nổi bật của cách bố trí này bao gồm cảm giác tuyệt vời của chiều sâu và nội dung ý tưởng . Không gian mở thông qua những tảng đá dẫn đến một tảng đá nhỏ nguyên khối , đủ để tạo ảo giác ở khá xa xăm . Rêu trên đỉnh của những tảng đá tạo ra ấn tượng của cây trên những đỉnh núi hùng vĩ . Vách đá cheo leo đem lại ấn tượng về kích thước và tuổi tác. Sự đồng dạng nhưng không đối xứng cũng tạo thêm cảm giác tự nhiên . Các loài cá Tetras nhỏ cũng bị cuốn trong ảo tưởng kích thước, chúng có thể là tập hợp của đàn cá lớn hoặc của các loài chim năng động . Ấn tượng tổng thể là một trong những cảnh quan rộng lớn , khắc khổ nhưng đầy sức sống .
Bố cục này có điểm tích cực là tìm thấy cách bố trí loại vật liệu độc đáo chỉ có ở khu vực địa phương của bạn và áp dụng điều đó để tạo ra một sự khác biệt so với những người dự thi khác .

6. Chen I Sheng - Taiwan
Bronze Prize
Title: A day when walk on a jungle trail
Aquarium Size: W210×D60×H60(cm)
Aquatic Plants:
Riccardia chamedryfolia, Vesicularia sp., Taxiphyllum barbieri, Fissidens fontanus, Pellia endiviaefolia, Hemianthus callitrichoides, Echinodorus quadricostatus, Sagittaria subulata, Glossostigma elatinoides, Eleocharis vivipara,Eleocharis sp., Microsorium pteropus”WINDELOV”, Microsorium pteropus, Microsorium pteropus var., Anubias barteri var.nana’Petite’, Anubias barteri var.nana, Bolbitis heudelottii, Vallisneria nana, Cryptocoryne beckettii, Cryptocoryne bullosa, Staurogyne sp.(from Rio Cristalino), Riccia fluitans
Fish & Invertebrates:
Paracheirodon axelrodi, Carinotetraodon travancoricus, Crossocheilus reticulatus, Crossocheilus siamensis, Ancistrus sp., Sturisoma panamense
Evaluation: Mr Chen người Đài Loan đã tạo ra một bố cục khá tự nhiên bằng cách sử dụng kết hợp lũa với đá. Việc bố trí cây thẫm màu và rêu cũng góp phần tạo ra cảm giác không gian của một khu rừng già. Tuy nhiên các thành phần cơ bản không nổi bật , đặc biệt là phía bên phải sắp xếp có vẻ như hơi gượng . Không gian mở kết thúc trong góc phải để lại khuyết điểm lớn nơi góc nối . Các thành phần sẽ trở nên nổi bật hơn nếu không gian này được khéo léo lấp đầy bằng vật liệu hoặc cây thủy sinh.

Tác phẩm được xếp hạng 6, Giám khảo Han Seong Soo của Hàn Quốc đã chọn bố cục này là tốt nhất cuôc thi .
Nhận xét của giám khảo Han Seong Soo ( Korea )
Tôi thấy tất cả các bố trí hàng đầu chịu ảnh hưởng của bố trí khác được xếp hạng cao trong các cuộc thi vừa qua. Về cơ bản tôi đang bị thu hút với cách bố trí hồ theo phong cách tiêu chuẩn. Cách bố trí này đã được thực hiện trong một hồ kính kích thước lớn, tôi có thể cảm nhận được thời gian, công sức và niềm đam mê sáng tạo dành cho việc thiết kế . Tôi cũng có thể thấy rằng tác giả phải mất nhiều công sức thêm hương vị mới để tạo ra sự khác biệt công việc của mình với một số công trình hiện có. Anh ấy đã thành công trong việc tạo ra một cảm giác tự nhiên với các loại cây trồng đơn giản : màu xanh lá cây và đá tương đối sáng màu . Tôi cũng cảm thấy ý thức sáng tạo của tác giả trong việc tạo ra sự cân bằng bên trái trội hơn so với phía bên phải. Thời điểm chụp ảnh đàn cá neon được thực hiện rất tốt . Tôi nghĩ rằng rất đáng tiếc là Mr Chen sử dụng lũa tương đối dày ở trung tâm. Lũa này phá hỏng ý tưởng và tạo cảm giác chật chội. Bố cục có thể tốt hơn nếu dùng lũa mảnh mai ở vị trí đó.
Nhận xét chung từ Ban Giám khảo :
Như bạn thấy Mr Han nhận xét, có rất nhiều khó khăn khi tạo ra một phong cách bố trí hoàn toàn mới mỗi năm, nhưng chúng tôi thấy người sáng tạo có nhiều cố gắng để vượt qua những phong cách bày trí hiện tại, những thử nghiệm cuối cùng có thể là một bố trí lập dị nếu tác giả bỏ qua hoàn toàn sự liên kết các thành phần cơ bản . Năm nay đánh dấu kỷ niệm cuộc thi lần thứ 10, rất rõ ràng những người sáng tạo có nhiều cố gắng để tạo ra những thay đổi trong hồ thủy sinh . Tinh thần thử nghiệm đã được ghi nhận trong trường hợp này .

7. Grigoriy Polischuk - Ukraine
Bronze Prize
Title: Forest silent
Aquarium Size: W120×D50×H50(cm)
Aquatic Plants:
Cryptocoryne wendtii, Cryptocoryne beckettii, Cryptocoryne lutea, Vesicularia dubyana, Anubias barteri var., Valisneria nana, Hemianthus micranthemoides, Echinodorus tenellus, Microsorum pteropus
Fish & Invertebrates:
Tanichthys albonubes, Otocinclus affinis, Caridina japonica, Neocaridina denticulata
Evaluation: Một bố cục điển hình dạng lõm từ Ukraina được chọn trao giải Đồng. Thành phần của các vật liệu bố trí và sự cân bằng của toàn bố cục được đánh giá cao. Khi quan sát một cách cẩn thận, chúng ta cũng có thể thấy một vài vấn đề trong bố cục : anubias ở phía bên phải quá lớn và trông không tự nhiên. Việc bố trí Cryptocoryne ở trung cảnh và Vallisneria ở hậu cảnh nhìn khá đẹp, nhưng chúng đã tăng trưởng quá dày. Cát trang trí ở giữa có vẻ bẩn. Yếu tố kỹ thuật đó chính là yếu tố làm giảm mức độ đánh giá khả năng duy trì lâu bền của tác giả .

Rừng lặng được xếp hạng 7 trong cuộc thi . Giám khảo Yu Fa của Đài Loan đã chọn bố cục này là tốt nhất, và điểm bổ sung thêm này tạo một sự khác biệt với hạng 8.
Nhận xét của Mr Yu Fa
Trong những năm gần đây, chúng tôi thấy nhiều bố cục sáng tác dùng gỗ lũa. Nhưng tôi đã đặc biệt thu hút với cách bố trí này. Thành phần cơ bản được tổ chức tốt với lũa và tạo cho chúng ta một cảm giác yên bình như làn gió mát chạm nhẹ nhàng vào đôi má của người xem , sự mềm mại nhưng ổn định được thể hiện trong bố cục . Hình ảnh có thể hoàn hảo hơn nếu Polishchuk bấm máy vào thời điểm tất cả cá bơi ở phía trước.
Đây là một bố cục lũa chính thống , nhưng đánh giá được chia thành hai nhóm. Cac giám khảo như ông Yu Fa và ông Hiroshi Yamada đánh giá cao cách bố trí này, trong khi Mr Christian Piednoir hoặc Ms Wang Defeng đã đưa ra số điểm khắc khe hơn . Các giám khảo đã có ý kiến ​​khác nhau về ấn tượng tổng thể và tiêu chí sáng tạo. Chúng tôi tin rằng sự khác biệt này do ban giám khảo cảm nhận tính thiếu độc đáo trong cách bố trí trình bày . Ngay cả ông Yamada đánh giá cao bố trí này nhưng vẫn thực hiện khấu trừ số điểm lớn về tiêu chí sáng tạo. Phong cách của bố cục được thấy rất thường xuyên ngay cả trong năm nay. Chúng tôi tin rằng điều đó là cần thiết để xếp hạng các giải thưởng hàng đầu để cổ súy cho sự độc đáo, tính hấp dẫn , ấn tượng và sáng tạo .

8. Long Tran Hoang - Vietnam
Into the green
W155×D81×H50(cm)
Đây là một tác phẩm có bố trí độc đáo với đá hình dạng đặc trưng gắn liền với dương xỉ và rêu . Bố cục tạo cảm giác cân bằng trái và phải khá tốt. Tất cả các thành phần phối trí hợp lý . Tuy nhiên, cát trắng trang trí có vẻ không tự nhiên . Để tăng cảm giác tự nhiên của đá, cần sử dụng cát màu gần tự nhiên , hoặc có thể tiền cảnh được lấp đầy bằng thực vật.


9. K.P. Wong - Hong Kong
Infinite Wonder
W120×D45×H45(cm)
Bố cục được sáng tác bằng đá có hình dạng tự nhiên nhiều chi tiết . Thành phần đó khá tuyệt vời và gây cho chúng tôi ấn tượng mạnh về một cảnh quan tuyệt đẹp. Tuy nhiên sử dụng quá nhiều màu sắc của cây thủy sinh là một bất lợi . Đặc biệt là thực vật màu đỏ tươi không phù hợp với màu sắc những khối đá. Rêu và anubias được trồng giữa những tảng đá và những cây màu xanh sẽ tạo cảm giác tốt hơn .


10. Li Da Wei - China
Whitehead Gap
W120×D50×H50(cm)
Kết cấu khá đặt biệt của đá kết hợp với cắt tỉa cây khéo léo tạo nên sự hài hòa . Việc sử dụng cát ở tiền cảnh cũng tạo cảm giác tự nhiên. Điều rất đáng tiếc là cụm cây không thể lấp đầy hoàn toàn góc bên phải . Bố cục này có thể sẽ tự nhiên hơn nếu cây phát triển đủ dày để che kín cạnh bể .


11. Wang Chao - China
Drizzle
W120×D55×H50(cm)
Tác giả tái hiện một không gian tự nhiên với đá, lũa , cát, và rêu. Cây thân đốt ở hậu cảnh phát triển cũng có vẻ tự nhiên . Ấn tượng chung nổi bật là vẻ tự nhiên , nhưng sự sắp xếp độ nghiêng của lũa không tạo ấn tượng tốt . Bố cục có thể đã khác hơn nếu điều chỉnh lại độ nghiêng của các cành lũa để nhìn chúng không quá dàn trải .


12. May Kwan - Hong Kong
Shou Stone Ridge
W150×D50×H55(cm)
Bố cục được sáng tác công phu tỉ mỉ từ đá nhiều hang lỗ . Nó cho chúng ta cảm giác là tác giả đã mất nhiều thời gian dày công tạo ra bố cục . Điều rất đáng tiếc là màu đen hiển hiện ở các góc bể xuất hiện rõ ràng làm giới hạn chiều rộng không gian. Một bố cục thú vị lại bị mất điểm rất đáng tiếc .


13. Chonladar Rattanawichien - Thailand
Mountain of Imagine
W200×D40×H40(cm)
Tác giả kết hợp một số loại rêu trong bố cục với mật độ cao có màu xanh tương phản . Nhưng bố cục bị chia thành hai phần , các thành phần trái và phải dường như không liên kết . Không dễ dàng để thực hiện một bố cục tốt trong dạng một bức tranh toàn cảnh - Panorama , nhưng xét tổng thể cho thấy đây là một bố trí có chất lượng cao . Nó có thể thành công hơn nếu tác giả giới hạn số lượng cây trồng một cách hợp lý .


14. Zheng Ren Chao - China
Sado Story
W168×D60×H60(cm)
Đây là một thiết kế thú vị , mô tả một cây tuyết tùng tự nhiên ở rừng Sado . Các cành nhánh thể hiện rất sinh động bằng các cành lũa cong , chúng được sử dụng như trung tâm điểm nhấn . Nhưng lũa ở cả hai bên bố cục có thân khá to làm giảm ấn tượng của thân lũa chính . Để chủ đề bố cục được nhấn mạnh , tác giả cần bố trí lũa ở hai đầu thanh mảnh và nhấn mạnh cây trung tâm .


15. Quoc Hung Vu - Vietnam
Memory Area
W120×D45×H40(cm)
Bố cục này được sáng tác theo phong cách Iwagumi. Tác giả lựa chọn và sắp xếp đá rất tốt , các loại cây trồng cũng phù hợp với màu của đá. Cát trang trí tạo cảm giác như dòng nước sông đang chảy , nhưng nó đã không đủ tạo hiệu ứng chiều sâu mong muốn . Các ý tưởng của tác giả có thể được nhấn mạnh hơn nếu cụm cây bên trái lớn hơn và có thêm bụi cây nhỏ phía bên góc phải .

16. Kazutaka Murase
After a long time
Kazutaka Murase
JAPAN
W180×D60×H60(cm)
Tác giả thể hiện một bố cục ấn tượng bằng cách kết hợp lũa và đá. Chủ yếu là sử dụng rêu và dương xỉ để tạo ra một cảm giác khá tự nhiên . Nhưng bố trí xung quanh các cạnh hồ hơi thô , đặc biệt là ở hai không gian mở bên trên . Việc sử dụng cát trang trí ở tiền cảnh là hợp lý nhưng màu sắc có vẻ như quá trắng và nhân tạo. Màu cát dịu nhẹ có thể làm cho bố cục tự nhiên hơn.

17. Koji Nakamura
Rio Negro II -the inland of Igarape-
Koji Nakamura
JAPAN
W180×D80×H60(cm)
Các cụm lũa với nhiều chi nhánh mảnh mai là chủ thể chính của bố cục này . Lựa chọn và xếp đặt lũa rất tuyệt vời nhưng tổng thể không cân bằng . Nếu các vị trí của lũa trái và phải được hoán chuyển sẽ có sự cân bằng hợp lý . Việc lựa chọn các thực vật thủy sinh cũng tốt , nhưng để trở nên hoàn hảo cần chăm chút không gian xung quanh lũa tỉ mỉ hơn .

18. Chow Wai Sun - Hong Kong
Lofty Spirit
Chow Wai Sun
HONG KONG
W200×D66×H66(cm)
Đây là một bố cục sinh động gây ấn tượng mạnh với cách sử dụng lũa hình dạng kỳ quái . Tác giả buộc rêu tỉ mỉ trên lũa và tạo sự thu hút ngay lập tức, nhưng với cảm nhận tự nhiên thì đường cong của lũa quá cường điệu . Một phần lớn không gian mở về bên phải làm toàn bộ bố cục mất cân bằng . Bố cục này sẽ chặt chẽ hơn nếu thiết lập trong một hồ kính ngắn hơn .

19. Lin Ting Quan - Taiwan
Whisper of Mountain – Rising to the Summit
Lin Ting Quan
TAIWAN
W127×D60×H50(cm)
Cách thiết kế này tái hiện một hẻm núi tự nhiên . Cây thủy sinh được sắp xếp khéo léo trong bố cục toàn cảnh . Nó có một số vấn đề , trọng tâm điểm nhấn không rõ ràng nơi được tạm chia bởi tỷ lệ 2:3 , thế nhưng những viên đá nặng nhất ở vị trí quá lệch về phía trái . Để có sự cân bằng tốt hơn cần bố trí chúng lệch thêm về bên phải .
20. Gary Wu - Hong Kong
Vine
Gary Wu
HONG KONG
W152×D51×H58(cm)
Tác giả đã thực hiện bố cục hình tam giác bằng cách sử dụng gỗ lũa bình thường kết hợp với các chi nhánh mảnh mai . Kết hợp lũa độc đáo cùng với sự sắp xếp tự nhiên của thực vật đã giúp cho bố cục khá hài hòa . Tuy nhiên, không gian mở bên phải có vẻ như quá lớn, cách bố trí này sẽ tuyệt vời hơn nếu thực hiện trong hồ kính ngắn hơn một chút

21. Jiang Wei - China
Knot
Jiang Wei
CHINA
W130×D50×H55(cm)
Bố cục toàn cảnh đã được sắp xếp sáng tạo tỉ mỉ từ rêu và đá.. Màu rêu xanh sống động,cũng khá phù hợp với màu dịu nhẹ của cát trang trí . Điều đáng tiếc là bố cục hoàn toàn bị chia đôi , giữa trái và phải dường như không có sự hòa quyện . Bố cục này sẽ hài hòa hơn nếu có sự kết nối bằng cách bổ sung cây trồng ở trung tâm

22. Michael G.W. Wong - Hong Kong
Enchanted Forest
Michael G.W. Wong
HONG KONG
W120×D60×H60(cm)
Cách bố trí lũa khá mới mẻ và thú vị . Các cụm lũa ở cả hai bên trái và phải trông như rễ và chi cành của cây , cụm lũa ở trung tâm có vẻ như đang bồng bềnh . Cụm lũa trung tâm đó làm cho toàn bộ bố cục thiếu cân bằng . Thiết kế này sẽ có mức độ thành công cao hơn nếu cụm lũa đó được dịch chuyển và hạ thấp thêm về bên phải


23. Hironori Handa - Japan
A Sheer Morning
Hironori Handa
JAPAN
W120×D45×H45(cm)
Đây cũng là một bố cục tốt với các thành phần bố trí theo dạng lõm . Độ cân bằng trái và phải khá tốt , bố cục thể hiện được chiều sâu. Ý tưởng kết hợp đá và lũa mảnh mai uốn lượn rất tuyệt vời , nhưng việc sử dụng các viên đá nhỏ ở trung tâm đã phá vỡ sự cân bằng của bố cục . Sẽ thành công nhiều hơn nếu tác giả lấp đầy vị trí đó bằng cây thủy sinh .

24. Lee Do Jae - Korea
Profound
Lee Do Jae
KOREA
W100×D50×H50(cm)
Bố cục này cũng được thiết kế tỉ mỉ bằng cách kết hợp đá và gỗ lũa. Cây được trồng chăm chút cẩn thận . Tuy nhiên, công việc phối trí đá với lũa khá rườm rà và không có tiếng nói chung . Bố cục này sẽ thành công hơn nếu tìm được sự hòa điệu của các thành phần .

25. Junichi Itakura - Japan
Green breeze in May
Junichi Itakura
JAPAN
W120×D45×H45(cm)
Vẻ tự nhiên của đá và câycó sắc xanh tươi sáng tạo cảm giác hài hoà . Lũa uốn lượn mảnh mai cũng có vai trò phụ họa tốt cho bố cục . Mật độ cây thân đốt màu xanh bao quanh đá cũng phù hợp với cách bố trí đá . nhưng riêng cây màu đỏ chỉ đạt mức độ giữa chừng . Bố cục này vẫn có thể rành mạch mà không cần những cụm cây đó

26. Takehiko Honoki - Japan
Tree Crown
Takehiko Honoki
JAPAN
W120×D60×H45(cm)
Bố cục này được sắp xếp tốt với chiều sâu rõ ràng . Cách lựa chọn lũa và cá rất tuyệt vời . Tuy nhiên các cành lũa bên trái hơi to gây cảm giác nặng nề , cành lũa to bên phải thì quá nằm ngang . Sự cân bằng của bố cục trở nên tốt hơn nếu bố trí nhiều hơn các cành lũa nhỏ thẳng đứng và các cành lớn được điều chỉnh độ nghiêng .

27. Minako Hara - Japan
Deep Green
Minako Hara
JAPAN
W180×D45×H45(cm)
Bố cục toàn cảnh này có cách sắp xếp lũa khá ngẫu hứng . Hình dạng lũa rất đẹp và bố trí cây trồng cũng khá tự nhiên. Các thành phần có vẻ không cân bằng giữa bên trái và bên phải. Thông thường, ưu thế nên được phân bố lệch về trái , do đó trong trường hợp này khối lũa lớn nên bố trí ở phía ngược lại .


Source : The Green Machine, aquabird.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét